Cảnh báo từ sông Mekong
Trong 3 năm qua, các dòng chảy chính của sông Mekong đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 60 năm, trong đó năm 2020 là năm khô hạn nhất.
Một nhóm thuyền của ngư dân đậu trên sông Mekong đoạn qua thủ đô Phnom Penh - Campuchia. Ảnh: REUTERS
Mới đây, Ban thư ký Ủy hội sông Mekong (MRC) tiếp tục kêu gọi 6 nước dọc sông Mekong khẩn trương giải quyết vấn đề dòng chảy thấp trong khu vực, sự thay đổi bất thường của mực nước và tình trạng hạn hán trong bối cảnh khu vực hạ lưu sông Mekong tiếp tục có dòng chảy thấp kỷ lục năm thứ 3 liên tiếp.
Báo cáo mới có tên “Dòng chảy thấp và tình trạng hạn hán của sông Mekong giai đoạn 2019-2023” do Ban thư ký MRC công bố ngày 13-1 cho thấy trong 3 năm qua, các dòng chảy chính của sông Mekong đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 60 năm, trong đó năm 2020 là năm khô hạn nhất của lưu vực hạ lưu sông Mekong khi lượng mưa dưới mức bình thường hàng tháng, trừ tháng 10.
Báo cáo nhấn mạnh, kể từ năm 2015, chế độ thủy văn đã thay đổi, với dòng chảy mùa khô nhiều hơn và dòng chảy mùa mưa giảm do số lượng hồ chứa trong lưu vực tăng lên, đều mang lại những kết quả vừa tích cực vừa tiêu cực. Tuy nhiên giai đoạn 2019-2021 rất khác thường do lượng mưa giảm nhiều và điều kiện khí hậu ngày càng xấu đi.
Theo báo cáo, những yếu tố trên kết hợp với nhau có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng thủy sản và nông nghiệp, gây áp lực lên sinh kế của người dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đe dọa gây xáo trộn các hệ sinh thái mong manh của lưu vực sông Mekong.
Theo công bố của 6 tổ chức, năm 2021 nóng vào khoảng từ vị trí thứ 5 đến thứ 7, trong đó 2 cơ quan của Mỹ là Cơ quan Hàng không vũ trụ (NASA) và Cục Đại dương và khí quyển (NOAA) cùng xếp năm 2021 ở vị trí nóng thứ 6 và không kém hơn 2 năm siêu nóng 2016 và 2020 bao nhiêu.
Ngoài NASA, NOAA, hãng tin AP còn tham khảo tính toán của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, Trường ĐH Alabama (Mỹ)… Đáng lo ngại là các nhà khoa học đồng thuận rằng tình trạng nóng lên là xu hướng dài hạn và ngày càng tăng lên, cụ thể 8 năm gần đây nhất cũng là 8 năm nóng kỷ lục.
Tiến sĩ An Pich Hatda, Giám đốc điều hành Ban thư ký MRC, cho rằng, không chỉ Trung Quốc mà tất cả các nước thành viên của MRC cũng cần chủ động hợp tác để cùng giải quyết những vấn đề này.
Theo tiến sĩ Hatda, 6 nước dọc sông Mekong gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam có thể thực hiện ngay một số biện pháp để giảm thiểu khủng hoảng, bao gồm việc thiết lập cơ chế thông báo chung về những dao động bất thường của mực nước và trong tương lai, nghiên cứu khả năng phối hợp quản lý vận hành các hồ chứa và đập thủy điện.
Ngoài ra, các nước cũng cần xem xét các phương án xây dựng thêm hồ chứa để xử lý những tình huống hạn hán và lũ lụt khẩn cấp, cũng như một mô hình vận hành đối với toàn bộ lưu vực sông Mekong. Thông thường, mùa gió mùa thường tạo ra một đỉnh lũ duy nhất, nhưng việc tích nước vào mùa mưa ở lưu vực sông Mekong đã góp phần trì hoãn tất cả các đợt lũ quan trọng.
Báo cáo dài 100 trang nói trên cũng đánh giá tác động của dòng chảy thấp đối với dòng chảy ngược vào hồ Tonle Sap trong mùa mưa, một yếu tố quan trọng liên quan đến thủy văn của lưu vực rộng lớn hơn. Trong khi dòng chảy ngược của năm 2019 gần với mức trung bình, dòng chảy ngược trong các năm 2020 và 2021 đứng ở mức thấp nhất được ghi nhận. Tổng lượng dòng chảy ngược năm 2020 và 2021 lần lượt là 58% và 51% tổng lượng dòng chảy ngược bình quân trong giai đoạn 2008-2021.
Báo cáo cho rằng việc quản lý vận hành phối hợp các hồ chứa có thể là chìa khóa để giảm bớt những tác động tồi tệ nhất trong các năm hạn hán, chẳng hạn như 2019-2021, cho biết Ban thư ký MRC đang làm việc với các nước ven sông Mekong để hỗ trợ sáng kiến này.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
-
Tín hiệu khả quan cho Venezuela
-
Khủng hoảng kinh tế khiến Sri Lanka khó chồng khó
-
Kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO: “Thêm dầu vào lửa”
Cách thiết thực hỗ trợ học viên, sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi ra trường
Ra mắt mô hình “Không gian sinh hoạt đa năng”
Sôi nổi hội thao Khối thi đua số II - Công đoàn viên chức tỉnh
Đồng Tháp tổ chức lễ hội tôn vinh hoa sen
Vận động viên Hậu Giang kết thúc hành trình vẻ vang ở SEA Games 31 với 3 HCV, 1 HCB
- Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất
- Vì sao vi-rút SARS-CoV-2 tại Nhật Bản suy yếu ?
- Thầy giáo đam mê sáng tạo
- Nỗ lực làm cầu nối pháp lý cho người dân
- Tuyên truyền các quy định của pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Xây dựng nông thôn mới ở thị xã Long Mỹ
- Huyện Long Mỹ phòng, chống dịch Covid-19 ở mức cao nhất
- Thông tin về dịch Covid-19
- “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”
- Bất cứ ai cũng phải kỹ càng phòng dịch
Giữ “lá phổi xanh” cho đồng bằng
Làng trầu Vị Thủy: Nơi gìn giữ nét đẹp xưa giữa thời hiện đại
Tự hào những chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng ngọn gió
Gần 200 đại biểu đến thăm cán bộ, chiến sĩ các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK1
Độc đáo lễ mừng chùa mới của đồng bào Khmer Nam bộ
Nỗ lực xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch – đẹp
Nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng lễ lớn
Bẫy... người