Vụ khinh khí cầu bị bắn rơi: Mỹ - Trung “lời qua, tiếng lại”
Việc khinh khí cầu Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ có thể khiến quan hệ hai nước thêm căng thẳng.
Khinh khí cầu của Trung Quốc bay qua không phận Billings, Montana, Mỹ, ngày 2-2-2023. Ảnh: AFP
Việc Quân đội Mỹ điều máy bay chiến đấu F-22 để bắn hạ khinh khí cầu, được cho là do thám của Trung Quốc, theo lệnh của Tổng thống Joe Biden mới đây đã làm cho mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Washington trở nên căng thẳng hơn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng giải thích, đây là khinh khí cầu được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, chủ yếu là nghiên cứu khí tượng. Việc thiết bị này tiến vào Mỹ do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới nên nước này mất khả năng điều khiển thiết bị. Bắc Kinh “không có ý định, cũng chưa bao giờ vi phạm lãnh thổ và không phận của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào”.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong đã trao công hàm cho Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc để phản đối việc “Mỹ sử dụng vũ lực tấn công khinh khí cầu dân sự không người lái của Trung Quốc”. Ông Tạ Phong cũng hối thúc Mỹ không làm leo thang căng thẳng hoặc tiếp tục thực hiện hành động gây tổn hại cho các lợi ích của Trung Quốc.
Khinh khí cầu Trung Quốc bay vào không phận Mỹ từ ngày 28-1 trên bầu trời tiểu bang Alaska. Đến ngày 4-2 (theo giờ Mỹ), tức tròn 1 tuần, không quân Mỹ mới tiến hành bắn hạ khinh khí cầu này tại vùng biển của bang South Carolina.
Trước khi khinh khí cầu của Trung Quốc bị bắn rơi, Cục hàng không liên bang Mỹ đã ra lệnh cấm bay tại 3 sân bay ở hai bang Bắc và Nam Carolina. Lệnh cấm này đã được gỡ bỏ ngay sau khi khinh khí cầu bị bắn rơi.
Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận: “Hôm thứ 4 vừa qua, tôi đã ra lệnh cho Lầu Năm Góc bắn hạ nó càng sớm càng tốt, ngay trong ngày hôm đó. Tuy nhiên, quân đội đã quyết định thời điểm tốt nhất để bắn hạ nó là trên vùng biển của chúng tôi, để không gây ra thiệt hại cho bất kỳ ai trên mặt đất. Các phi công của chúng tôi đã bắn hạ nó thành công. Chúng tôi sẽ có báo cáo về điều này sau”.
Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định, đây là khinh khí cầu do thám của Trung Quốc, có mang theo các cảm biến và thiết bị giám sát, có thể điều khiển được và thay đổi hướng bay. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, việc bắn hạ này là “có chủ ý và hợp pháp”.
Đồng quan điểm trên, Bộ Ngoại giao Mỹ gọi việc khinh khí cầu Trung Quốc đi vào không phận là hành động “xâm phạm chủ quyền”. Vụ việc đã khiến Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken lập tức hủy chuyến thăm dự kiến tới Bắc Kinh vào cuối tuần.
Trong một diễn biến liên quan, tướng Glen VanHerck, Chỉ huy Bộ tư lệnh phương Bắc Quân đội Mỹ thừa nhận nhiều lần không phát hiện khinh khí cầu xâm nhập không phận Mỹ. Tướng Glen VanHerck cho rằng: “Chúng tôi đã không phát hiện được những mối đe dọa đó. Đây là lỗ hổng về nhận thức tình hình trong hệ thống giám sát”.
Còn cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Biden “kém cỏi” và gọi sự việc khinh khí cầu Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời Mỹ là “nỗi hổ thẹn”, đồng thời phủ nhận thông tin thiết bị như vậy từng xâm nhập không phận Mỹ khi ông còn là tổng thống.
Giới phân tích nhận định, cho dù cố ý hay vô tình, việc khinh khí cầu Trung Quốc bay vào không phận Mỹ và bị bắn hạ sẽ là tác nhân mới làm cho mối quan hệ Mỹ - Trung vốn đã căng thẳng nay càng “nóng” hơn.
Theo thông báo của giới chức quân sự Mỹ, các khinh khí cầu của Trung Quốc đã bay qua Mỹ ít nhất 3 lần dưới thời Tổng thống Trump và một lần trước đó dưới thời Tổng thống Biden. Mỹ coi đây là một lỗ hổng an ninh và có biện pháp xử lý trong thời gian tới. |
HN tổng hợp
-
UNHCR kêu gọi các nước hỗ trợ tiếp nhận người tị nạn Sudan
-
Mỹ đạt thỏa thuận sơ bộ nâng trần nợ công
-
Vì sao nhiều nước muốn cải tổ Liên Hiệp Quốc ?
Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Sẵn sàng để khởi công cao tốc trục ngang
Khám xét khẩn cấp 9 đối tượng trong đường dây đánh bạc với số tiền khoảng 560 tỉ đồng
Tuần lễ không gian Việt Nam sẽ diễn ra tại 3 địa phương Hậu Giang, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và giải ngân vốn đầu tư công
- Thắt chặt tình hữu nghị và hiểu biết giữa Nhân dân Việt Nam – Australia
- Thêm tín hiệu vui cho cuộc chiến chống IS
- Phát huy hiệu quả tuyên truyền từ xét xử lưu động
- Tìm hiểu pháp luật: Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
- Giải phóng thị xã Vị Thanh
- Tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tăng cao
- Đã lập phương án khắc phục tuyến điện hạ thế Lê Hồng Phong - Chàm Cửa
- Một chương trình đậm tính nhân văn
- Thông tin về bài viết “Vì sao chậm cấp biển số xe ?”: Đã có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị điều chỉnh lại hồ sơ
- Xây dựng được 61 mô hình phòng, chống tội phạm
Tháng 5 ý nghĩa !
Chuyển đổi số - chìa khóa phát triển bền vững
Khóm Cầu Đúc vươn tầm xa
Diện mạo Hậu Giang sau 20 năm qua góc nhìn flycam
Phượng hồng rực rỡ ngày hè !
“Thầy giáo thợ hồ” lo chuyện an cư cho trò nghèo
Làm cho thành phố Vị Thanh sạch, đẹp
Bước tiến cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp