Chủ động ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô
(HG) - Để chủ động kịp thời ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô 2023, phục vụ sản xuất và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng bị hạn, thiếu nước và xâm nhập mặn, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2023.
Theo dự báo từ ngành chức năng tỉnh, trong mùa khô 2022-2023, toàn tỉnh có khoảng 90.000-100.000ha lúa Đông xuân 2022-2023, Hè thu 2023 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, thị xã Long Mỹ và thành phố Ngã Bảy, có nguy cơ bị hạn. Ngoài ra, toàn tỉnh có khoảng 50.000-60.000ha lúa Đông xuân 2022-2023, Hè thu 2023 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, có nguy cơ xâm nhập mặn. Vùng có khả năng bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt cho người dân chủ yếu ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh.
Trên cơ sở đó, yêu cầu tất cả các cấp, các ngành phải quán triệt cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2023; cập nhật thông tin nhận định tình hình khí tượng thủy văn phục vụ cho công tác chỉ đạo, dự báo và cảnh báo thiên tai. Theo dõi diễn biến của xâm nhập mặn thông tin nhanh chóng, kịp thời cho địa phương và người dân bị ảnh hưởng để triển khai nạo vét hệ thống các cấp kênh mương và đắp các đập thời vụ ở các đầu kênh cấp 2, cấp 3 và kênh nội đồng khi độ mặn đạt mức 1,5‰, không để mặn xâm nhập lên đồng, nhằm trữ nước ngọt đảm bảo đủ nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho bà con nông dân trong vùng bị hạn, mặn.
Chính quyền địa phương cần tuyên truyền vận động người dân dùng mọi biện pháp, dụng cụ tích trữ nước ngọt, đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong mùa hạn, mặn năm 2023. Kiểm tra, rà soát và có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp ngay tất cả các hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn, mặn đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân. Các địa phương rà soát, kiểm tra hệ thống đê bao, cống bọng, các trạm bơm điện, dầu… có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa nhằm trữ nước ngọt trên đồng, ngăn nước mặn xâm nhập lên đồng, bảo vệ tốt cho lúa Đông xuân 2022-2023 và Hè thu 2023. Chuẩn bị xây dựng đập thời vụ, cải tiến đập kiên cố đối với các kênh, rạch chưa có cống khi độ mặn ngoài sông, kênh chính đạt mức 1,5‰ (phù hợp với điều kiện của địa phương như: giao thông thủy, môi trường, sản xuất, sinh hoạt,…), ngăn tất cả các dòng kênh vào đồng ở các khu vực bị nhiễm mặn, không cho nước mặn lên đồng.
Y.LINH
-
Nỗi lo mất nhà, mất đất… vì sạt lở
-
Ra quân thực hiện tuyến đường đẹp
-
Lại xảy ra sạt lở tại huyện Châu Thành vào rạng sáng nay
Đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Sẵn sàng để khởi công cao tốc trục ngang
Khám xét khẩn cấp 9 đối tượng trong đường dây đánh bạc với số tiền khoảng 560 tỉ đồng
Tuần lễ không gian Việt Nam sẽ diễn ra tại 3 địa phương Hậu Giang, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và giải ngân vốn đầu tư công
- Thắt chặt tình hữu nghị và hiểu biết giữa Nhân dân Việt Nam – Australia
- Thêm tín hiệu vui cho cuộc chiến chống IS
- Phát huy hiệu quả tuyên truyền từ xét xử lưu động
- Tìm hiểu pháp luật: Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
- Giải phóng thị xã Vị Thanh
- Tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tăng cao
- Đã lập phương án khắc phục tuyến điện hạ thế Lê Hồng Phong - Chàm Cửa
- Một chương trình đậm tính nhân văn
- Thông tin về bài viết “Vì sao chậm cấp biển số xe ?”: Đã có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị điều chỉnh lại hồ sơ
- Xây dựng được 61 mô hình phòng, chống tội phạm
Tháng 5 ý nghĩa !
Chuyển đổi số - chìa khóa phát triển bền vững
Khóm Cầu Đúc vươn tầm xa
Diện mạo Hậu Giang sau 20 năm qua góc nhìn flycam
Phượng hồng rực rỡ ngày hè !
“Thầy giáo thợ hồ” lo chuyện an cư cho trò nghèo
Làm cho thành phố Vị Thanh sạch, đẹp
Bước tiến cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp