Tìm hiểu pháp luật: Luật Bảo vệ môi trường
(Tiếp theo)
Hỏi: Hãy cho biết tín dụng xanh quy định như thế nào ?
Đáp: Theo Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường quy định:
1. Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư sau đây:
a) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
b) Ứng phó với biến đổi khí hậu;
c) Quản lý chất thải;
d) Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường;
đ) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
e) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
g) Tạo ra lợi ích khác về môi trường.
2. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đối với dự án đầu tư phải phù hợp với quy định về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay.
3. Khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
5. Chính phủ ban hành lộ trình thực hiện và cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh.
Hỏi: Hãy cho biết trái phiếu xanh quy định như thế nào ?
Đáp: Theo Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường quy định:
1. Trái phiếu xanh là trái phiếu do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành theo quy định của pháp luật về trái phiếu để huy động vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường.
2. Nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh phải được hạch toán, theo dõi theo quy định của pháp luật về trái phiếu và sử dụng cho dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường bao gồm:
a) Cải tạo, nâng cấp công trình bảo vệ môi trường;
b) Thay đổi công nghệ theo hướng áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất;
c) Áp dụng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát thải ít các-bon;
d) Ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
đ) Cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường;
e) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo;
g) Xây dựng hạ tầng đa mục tiêu, thân thiện môi trường;
h) Quản lý hiệu quả nguồn nước và xử lý nước thải;
i) Thích ứng với biến đổi khí hậu, đầu tư phát triển vốn tự nhiên;
k) Dự án đầu tư khác theo quy định.
3. Chủ thể phát hành trái phiếu xanh phải cung cấp thông tin về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường của dự án đầu tư và sử dụng nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu xanh cho nhà đầu tư.
4. Chủ thể phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu xanh được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
(Còn tiếp)
-
Đâm trọng thương hàng xóm, lãnh 1 năm tù
-
Đã khắc phục tình trạng buôn bán tại chân cầu
-
Hiệu quả mô hình tuyên truyền pháp luật qua Zalo
- Huyện Phụng Hiệp: Xác minh, điều tra làm rõ hiện tượng đồ vật trong nhà tự bốc cháy
- Cần chọn nội dung sinh hoạt chi bộ sát tình hình phát triển tỉnh, huyện, xã
- Lãnh đạo tỉnh làm việc với Huyện ủy Long Mỹ
- Phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong tham dự Đại hội Đoàn toàn quốc
- Thành quả một năm nhiều nỗ lực
- Đại biểu HĐND giúp dân giải quyết thủ tục hành chính
- Hiến kế nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư
- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc
- Tác động từ lệnh áp giá trần đối với dầu của Nga
- Bắt tạm giam đối tượng sử dụng sổ đỏ giả để lừa đảo
Sôi nổi, ý nghĩa từ chương trình “Tan ca sôi động” của MobiFone Hậu Giang
Tháng 5 ý nghĩa !
Chuyển đổi số - chìa khóa phát triển bền vững
Khóm Cầu Đúc vươn tầm xa
Diện mạo Hậu Giang sau 20 năm qua góc nhìn flycam
Phượng hồng rực rỡ ngày hè !
“Thầy giáo thợ hồ” lo chuyện an cư cho trò nghèo
Làm cho thành phố Vị Thanh sạch, đẹp